Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

LUYỆN TÂM


      Tâm vô nhiễm  có sức mạnh năng lượng vô cùng lớn, là chủ nhân ông của mỗi người.
Khi cơ thể còn nhiễm trược, thì Tâm còn phiền não và  suy nghĩ còn sai quấy, Tâm chưa đủ năng lượng làm chủ đời sống, bị vòng xoáy cuộc đời lôi cuốn vào nhiều sai lầm, hậu quả khổ đau. Mục đích luyện tâm, là đạt được An lạc và  Sáng suốt.
Tâm vô nhiễm ( không nhiễm ô trược )  có sức mạnh năng lượng vô cùng lớn, là chủ nhân ông của mỗi người, vì Tâm thanh tịnh kết nối với  năng lượng  Prana ( Thượng Đế ) có tầm nhìn xa trông rộng quá khứ hiện tại tương lai, thoát khỏi hậu quả sai lầm của vô minh.
Luyện tâm theo giới luật, thì rất khó khăn với người đang  làm việc ngoài xã hội. Có thể Luyện tâm thanh tịnh theo phương pháp thực hành Nếp sống Chính niệm, rèn luyện tâm an lạc, kết hợp thực hành luyện tập Vô thức. Sức mạnh Vô thức giải trừ  ô trược, loại bỏ tận gốc mầm móng phiền não, bệnh tật, làm cho tâm thanh tịnh, an lạc. Luyện tâm gắn bó khăng khít với luyện tập Vô thức. Nếu không thực hành an lạc, giảm bớt căng thẳng,  sẽ khó khai mở sức mạnh vô thức. 
I. N là  tập trung hoàn hành một việc hữu ích của  mỗi ngày giờ, giờ nào việc nấy. Chính niệm đem lại hiệu quả rất lớn. Vì bộ óc có đặc điểm, mỗi lúc chỉ xử  lý 1 việc. Nếu làm hai ba việc một lúc bộ óc sẽ giảm hiệu quả làm việc. Đức Phật chỉ dẫn: “Khi đi ta đi, khi ăn ta ăn, khi ngủ ta ngủ”. Đó là nếp sống Chính niệm.
Sống chính niệm
1. Khi ta đi:
Vai trò bước chân rất quan trọng. Khi đi bộ chậm, tâm chú ý vào từng bước đi, sẽ vận hành khí lực kéo khí xuống chân, thông kinh mạch rất tốt cho cơ thể. Cũng là đi, nhưng không có vai trò của tâm, còn mải suy nghĩ lo toan việc khác, là bước chân vô tình, đi cả đời kinh mạch vẫn bế tắc. Thiền hành là đi bộ chậm từng bước thong thả đều đặn, không nói chuyện. Toàn thân thả lỏng, tập trung vào sự chuyển động, hít thở nhẹ, năng lượng phân phối đều xuống hai tay, làm thông khí, tiếp nhận nhiều năng lượng. Bàn tay sẽ hồng hào căng sinh lực, có nước miếng ngọt là đạt hiệu quả tốt. Đi bộ chân đất tốt hơn. Trời lạnh thì đi dép.
Đây là một thực tập có nhiều lợi ích trị liệu. Các nhà nghiên cứu Viện đại học Colorado ( Mỹ ) xác định: Chỉ cần 6 giờ/tuần đi bộ thiền hành hoặc đi xe đạp, là có thể ức chế sự suy thoái miễn dịch do tuổi tác.
Đi bộ thiền hành còn lan toả xuống đất năng lượng từ bi. Mỗi bước chân khoan thai và tư tưởng từ bi của bạn đã đóng góp năng lượng thiện ích bảo vệ trái đất.  
Phát hiện của Bác sĩ Erơnơ Mun Đa Sép ( Nga ) trong chuyến đi khảo sát Tây tạng năm 2002, đã phát hiện: Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân  ( NXB Thế giới – 2005 ) nói về sự tồn vong của trái đất, do lực đối trọng giữa năng lượng lực tiêu cực ( ác ) và năng lượng tích cực ( thiện ), nếu đến giới hạn mất cân bằng, sẽ làm lệch trục trái đất, hủy diệt sự sống. Nếu 8 tỷ người trên trái đất liên tục nện xuống đất những bước chân giận dữ, phát ra tư tưởng tranh giành khổ hại nhau, tích tụ từng ngày làm tăng nhanh năng lượng tiêu cực.
2. Khi ăn ta ăn:  Cách ăn rất quan trọng "bệnh từ miệng mà ra". Khi chú ý bữa ăn, cơ thể sẽ tăng bài tiết nước bọt rất quý, và thưởng thức hương vị thơm ngon tinh tế của món ăn. Ngược lại ăn vội vã, sẽ ít tiết dịch, miếng ăn còn thô không tiêu hoá hết trong dạ dầy, khiến đầy bụng, lên men thối rữa, phát ra độc tố thấm vào máu. Thức ăn nhiều hóa chất và không tiêu hóa hết là một nguyên nhân ung thư. Tâm trạng lúc ăn bực bội, buồn bã cũng khó tiêu hóa, cơ thể phản ứng cổ họng co thắt khó nuốt. Ăn khi vui, miếng nhỏ mà nhai kỹ, chỉ nuốt nước, còn bã giữ lại nhai tiếp, là cách ăn tiêu hóa tốt. “Khi ăn ta ănkhông xem ti vi, ăn trong trạng thái vui vẻ, cảm nhận hương vị thực phẩm, thời gian 30 phút, chuyển hoá toàn bộ thức ăn thành chất dinh dưỡng quý. Đó là bữa ăn chính niệm, đem lại giá trị hạnh phúc. Thành phần máu thường xuyên thay đổi theo phẩm chất ăn uống, nên bữa ăn có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ và tâm linh. Thái độ tuỳ tiện với bữa ăn, phải trả giá bằng bệnh tật, và suy thoái tinh thần, tâm linh.
 3. Khi ngủ ta ngủ: Giấc ngủ phục hồi  cơ thể, sửa chữa tế bào, sau một ngày hoạt động. Giấc ngủ sâu tốt nhất là quãng  12h -1h đêm. Vì thế phải biết sự quý giá của giấc ngủ. Đến giờ ngủ là đi ngủ. Đó là hành động chính niệm, một thói quen tốt cho sức khỏe, tinh thần.
II. SUY NGHĨ CHÍNH NIỆM:
Suy nghĩ chính niệm là biết lựa chọn  việc gì hữu ích nhất, và tập trung hoàn thành 1 việc đó. Khi có nhiều việc, người chính niệm sẽ biết tập trung vào một việc cần làm, biết phải làm gì và không làm gì, không do sự can thiệp của ng­ười khác hay ảo tưởng của mình, không reo rắc sự căng thẳng cho người khác.
    Người chính niệm sẽ biết tập trung vào một việc cần làm, biết phải làm gì và không làm gì.
 Tư duy chính niệm, tạo nên kinh nghiệm lựa chọn, phân minh việc nào cần làm hay không cần làm, giúp trí tuệ ngày càng sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng của minh triết,  trực giác phát triển. Khi dứt khoát làm một việc,  sẽ bớt suy nghĩ mông lung, chấm dứt phiền não.
Tư duy chính niệm xuất hiện khi tĩnh lặng. Sự bình tâm mới có quyết định sáng suốt. “No quá mất ngon, tức quá mất khôn”.
Sống chính niệm mỗi ngày giúp con người trưởng thành từng ngày, tạo con người kiên định, có bản lĩnh vững vàng, có trực giác tỉnh thức với hiện tại từng ngày, từng giờ, có sức mạnh nội tại, tạo nên những thành công. Chính niệm là chìa khóa thành công mọi việc.     
Người chính niệm cao nhất là người suốt đời chính niệm một việc. Họ trở thành các bậc Minh sư, Minh triết, Giác ngộ, Thánh nhân. 
Cơ thể chúng ta là bậc thầy Chính niệm. Não bộ thực hiện chức năng điều khiển  80.000 tỷ tế bào ( gấp 1.000 lần dân số
     An lạc là thứ tài sản vô giá, không mua nổi bằng tiền. Nhiều người có thành đạt, có tài sản lớn, nhưng không An lạc cho mình.
thế giới ), vẫn đảm bảo hoạt động chính xác, nhờ tuân thủ chính niệm rất chặt chẽ. Đến giờ ăn thì hoạt động tiêu hóa ưu tiên hàng đầu, đến giờ ngủ là buồn ngủ, để bộ phận tiêu hóa nghỉ ngơi, năng lượng được tập trung sửa chữa, phục hồi tế bào thần kinh sau một ngày hoạt động. Vì chúng ta vi phạm quá nhiều sự chính niệm  của cơ thể, không tuân thủ nhịp sinh học, làm giảm sức mạnh cơ thể, nên sinh ra bệnh tật, yếu kém sức khỏe.  
Đức Phật chỉ dẫn phải biết chính niệm vào 32 điều trong cuộc sống sẽ đạt được đời sống đại Hạnh phúc, hay đại Phước đức. Xem nội dung  Kinh đại Phước đức.
III. TÂM AN LẠC: 
An lạc là thứ tài sản vô giá, không mua nổi bằng tiền. Nhiều người có thành đạt, có tài sản lớn, nhưng không An lạc cho mình. Nhiều người cho rằng An lạc là thứ khó kiếm hơn tiền bạc. Nếu không có phương pháp phù hợp khó tìm kiếm được sự An lạc.
Tâm An lạc là trạng thái tinh thần không căng thẳng, không còn phiền não, lúc nào cũng điềm tĩnh trước hoàn cảnh xấu hay tốt.  An lạc là một phương pháp tư duy làm con người lạc quan, sáng suốt. Dù khó khăn hay thuận lợi người đó vẫn an nhiên tự tại vui sống và thành đạt, vì họ thấy ý nghĩa tốt đẹp của đời sống. Những bài học thất bại hay thành công đều cùng một vẻ đẹp tất yếu của đời sống, một  quá trình chuyển hóa cần thiết, có cái này mới phát sinh cái kia. “Thất bại là mẹ Thành công”. Vì thế người An lạc không phải cố gắng giải sầu, vì họ hiểu mọi việc xảy ra đều đúng căn nguyên của nó. Họ trân trọng nuôi dưỡng an lạc cho bản thân, không chạy theo sự  cuồng nhiệt của Tham, Sân, Si. Đời sống An lạc giúp Não bộ nhiều năng lượng, bộc lộ cái tinh túy của trí tuệ là trực giác nhạy bén. Vì vậy An lạc đem lại sự thông minh sáng suốt làm được nhiều lợi ích cho xã hội, cho gia đình.
     Chủ thuyết An lạc của Đạo Phật, giúp con người hiền hòa, dịu bớt hung dữ, bớt thù hận, đánh giết nhau, là đóng góp lớn lao của Đạo Phật cho Hòa Bình thế giới.
Đời sống An lạc được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  ( Ấn Độ ) khởi xướng năm 563 trước công nguyên. Đức Phật phát hiện An lạc là con đường giải thoát khổ đau cho loài người. Phật đã chỉ ra những giải pháp đem lại sự An lạc. Giải pháp lớn nhất thực hành 4 việc “TỪ, BI, HỶ, XẢ” và Thiền định. Chủ yếu phải Xả được Tham, Sân, Si. Thiền định chuyển hóa những phẩm chất bên trong tế bào thần kinh, làm cho nó thông suốt trong sạch và khỏe khoắn, tự nhiên chấm dứt phiền não.
Giải pháp nữa là thực hành Niệm hồng danh Phật A Di Đà: “Nam mô A Di Đà Phật”. Niệm liên tục làm cho tâm An lạc. Khi niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, tức là  “Kính lễ Đức cha Ánh sáng A Di Đà”.
Giải pháp nữa là luyện Thở An ban thủ ý, tức là thủ ý, chú ý theo dõi hơi thở, thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra, thở từ tốn nhẹ nhàng chậm, là hơi thở sâu và cung cấp nhiều năng lượng sạch, làm cho Tâm  an lạc.
Chủ thuyết An lạc của Đạo Phật, giúp con người hiền hòa, dịu bớt hung dữ, bớt thù hận, đánh giết nhau, là đóng góp lớn lao của Đạo Phật cho Hòa Bình thế giới. Liên Hiệp quốc đã Kỷ niệm ngày Phật Đản sinh là ngày Lễ hội quốc tế.
Nhà khoa học ưu tú nhất A.Einstein: “Nếu có một tôn giáo nào có thể vượt thắng được những đòi hỏi của khoa học hiện đại thì đó là Đạo Phật”.
Nietzchs phát biểu: “Đạo Phật vượt trội có năng lực giải quyết các vấn đề triết học và thực tiễn của đời sống.”
Nguyên nhân hiện nay Thiền định khó chấm dứt phiền não, vì ô nhiễm môi trường nặng nề gấp nhiều lần thời đức Phật tại thế. Bên trong cơ thể đầy độc tố nhiễm trược, tạo ra tâm phiền não. Phương pháp Khai mở sức mạnh Vô thức, giải nhiễm trược cho cơ thể, tiếp nối tư tưởng của Phật về giải ngũ trược, và  trở về Cội nguồn Ánh sáng vô lượng quang A Di Đà..
   nguồn sucmanhvothuc.com/