Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

25 HUYỆT ĐẠO

1. Thần khuyết: Rốn, thuộc tuyến Tụy. Sinh lực cơ thể.
2.Trungcực (nam) hoặc Quan nguyên, (nữ): Thuộc tuyến nội tiết Sinh dục.
3. Trường cường: Mỏm đốt sống cụt. Sinh lực cơ thể.
4. Mệnh môn: Đốt sống 13, ngang rốn sang. Tiêu hóa,bài tiết, sinh lực, chuyển khí xuống chân.
5. Dương cương: Đốt sống ngang đỉnh thận, tuyến thượng thận.
6. Linh đài: Đốt sống ngang tim. Hoạt động Tim mạch, cảm xúc cao thượng.
7. Đại chuỳ: Dưới đốt sống cổ. Tuyến hô hấp, thở.
8. Ngọc chẩm: Vùng gáy. Tuyến nội tiết tiểu não, tuỷ.
9. Bách hội: Đỉnh đầu. Tuyến Tùng. Sinh lực dương.
10. Thái dương: Hõm thái dương. Giảm căng thẳng.
11. Thần đình: Trước trán. Thuộc tuyến nội tiết: Dưới đồi.
12. Ấn đường: Giữa hai lông mày. Thuộc tuyến Yên.
13. Sơn căn: Sống mũi giữa hai mắt. Sinh lực dương.
14. Nhân trung: Hõm dưới mũi. Sinh lực.
15. Thuỷ đột: Dưới yết hầu. Tuyến giáp và cận giáp.
16. Thiên đột: Giữa hõm ức. Tuyến giáp và cận giáp.
17. Đản trung: Hõm giữa hai đầu vú. Tuyến ức.
18. Trung quản: Giứa ức và rốn. Tuyến tuỵ.
19. Độc tỵ: Hõm dưới  ngoài xương bánh chè. Sinh lực.
20. Uỷ trung: Hõm giữa khoeo chân. Sinh lực.
21. Túc tam lý: Hõm dưới xương bánh chè phía ngoài 2 thốn. Tổng huyệt vùng trung tiêu chuyển khí xuống chân.
22. Dũng tuyền: Hõm 1/3 gan bàn chân. Thận.Sinh lực âm.
23. Tam âm giao: Trên mắt cá trong 3 thốn.Tổng huyệt vùng hạ tiêu, chuyển khí xuống chân.
24. Lao cung: Hõm giữa lòng bàn tay. Sinh lựcdương.
25. Hội âm: Giữa hậu môn và sinh dục. Sinh lực âm.
 

Vị trí sáu đường kinh mạch dưới móng chân
1. Kinh Tỳ: Chủ về chuyển hóa thức ăn, tạo khí huyết. Cácbệnh về tụy, dạ dày, đường ruột. Liên hệ Kinh Vị, Tâm.
2. Kinh Can: Chủ về tiêu hóa, bài tiết độc tố, cung cấp máu huyết, thúc đẩy hoạt động khí. Bệnh về gan, tiêu hóa, máu huyết, mật, sinh dục, tiết niệu, ung thư, viêm sưng, táo bón, da. Nối thông Kinh Đởm ,Vị.
3. Kinh Vị:Chủ về tiêu hóa, chứa và nghiền nát thức ăn. Bệnh về dạ dày, tiêu hóa, bệnh ở Mặt, mắt, tai, răng, họng, đầu. Nối thông kinh Tiểu trường, Đại trường, Tỳ.
4. Kinh Đởm: Tạo tinh chất mật, dũng khí, bản lĩnh con người. Bệnh về mật, tiêu hóa. Nối thông kinh Can.
5. Kinh Thận:Chủ về bài tiết, sinh dục, cốt tủy, sinh tạo tủy não xương, trí thông minh. Bệnh ở Thận, sinh dục, huyết áp cao, mắt, não, tủy. Nối Kinh Phế, Can, Bàng quang, Tâm.
6. Kinh Bàng quang:Chủ về bài tiết nước tiểu. Bệnh ở bàng quang, u tuyến tiền liệt, tiểu tiện, bệnh đầu, gáy, lưng, cột sống, tạng phủ, mắt, mũi. Nối thông thận, não.
        Vị trí sáu đường kinh lạc dưới móng tay

1. Kinh Phế: Chủ hô hấp và khí, da. Bệnh ở phổi, ngực, họng, khí quản, thanh quản, da. Nối thông Đại trường, Vị, Can.  
2. Kinh Đại trường: Chủ về bài tiết cặn bã, hấp thụ dinh dưỡng. Bệnh ở ruột già, trĩ, táo bón, bệnh tai mũi, họng, răng, đầu, gáy, bài tiết. Nối thông  Kinh  Phế.
3. Kinh Tâm bào: Bao bọc bảo vệ kinh Tâm. Bệnh ở Tim ngực, thần kinh thực vật, dạ dày. Bệnh âm. Nối  Kinh Tam tiêu.
4. Kinh Tam tiêu: Phủ bảo vệ phía ngoài các tạng phủ. Gồm các vùng Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu. Bệnh ở tim, ngực, bụng, tai. Nối thông Tâm bào.
5. Kinh Tâm: Đứng đầu các tạng phủ, chủ về tinh thần, chủ huyết mạch. Bệnh ở Tim, ngực, thần kinh, huyết áp. Nối thông Tiểu trường.

       

 

      CHĂM SÓC TUYẾN YÊN

      Hoạt động tuyến Yên nhờ năng lượng Nguyên khí. Nguyên khí là vốn bẩm sinh từ cha mẹ dòng họ di truyền, quyết định tuổi thọ của mỗi người.
Tuyến Yên có vai trò hàng đầu duy trì tuổi thọ và trạng thái sức khỏe. Tuyến Yên vừa điều khiển sự chuyển hóa năng lượng bên ngoài vào ( điều khiển hoạt động Kinh mạch huyệt đạo, hô hấp ), vừa chuyển hóa năng lượng bên trong (điều tiết nội tiết tố). Chuyển hóa năng lượng là vai trò chủ đạo sự sống, như vai trò Thượng Đế. Tuyến Yên yếu thì sức khỏe kém.Tuyến Yên khỏe thì sinh lực vô cùng mạnh mẽ, quá trình khỏi bệnh nhanh chóng, đáp ứng miễn dịch rất tốt. Tương lai sức khỏe nhân loại, là đảm bảo tuyến Yên.
Tuyến Yên được Tạo hoá sắp đặt ở vị trí giữa đầu, nơi an toàn nhất, không có sự va chạm cẩu thả nào có thể đụng tới tuyến Yên. Tuyến Yên nhỏ như một hạt lạc nhưng nắm giữ bí mật sinh mạng mỗi người. Tuổi tác làm tuyến Yên lão hóa dần. Hoạt động tuyến Yên nhờ năng lượng Nguyên khí. Nguyên khí là vốn bẩm sinh từ cha mẹ dòng họ di truyền, quyết định tuổi thọ của mỗi người. Kinh mạch huyệt đạo cung cấp năng lượng chủ yếu vào ban ngày, nghỉ ban đêm. Phần lớn nguyên khí được sử dụng ban đêm để duy trì các hoạt động vô thức. Cạn nguyên khí thì kinh mạch tắt, ngừng thở.
     Tương lai sức khỏe nhân loại, là đảm bảo tuyến Yên. Ai nắm vững tuyến Yên là nắm vững sức khỏe của mình.
 Suy thoái tuyến Yên sớm do nhiều nguyên nhân: do di truyền, do ô nhiễm môi trường, do tình dục quá mức, do “truyền nhân điện”chữa bệnh, do thiếu ăn làm việc kiệt sức trong thời gian dài. Dấu hiệu suy thoái ban đầu là bàn tay chân  lạnh, nhăn nheo, khô ráp, có chai da dưới gốc ngón tay ngón chân mà không do lao động, tóc bạc sớm, giảm sút trí nhớ. Sinh khí thiếu làm da tay chân bị chai khô.Nếu đi xét nghiệm máu hoặc chiếu chụp sẽ không phát hiện bệnh. Mỗi người phải tự theo dõi các báo hiệu của cơ thể về tuyến Yên, rất quan trọng. Nếu không luyện tập khắc phục hết chai da, khi môi trường ô nhiễm tác động kéo dài sẽ phát sinh bệnh nan y. Bệnh ủ nhiều năm, phát bệnh thì mệt mỏi, sút cân, khát nước, ù tai, đau gáy, nhức xương, có bọng nước ở mắt, ở chân, mắt kém, thiếu máu, phát bệnh nan y, và các bệnh lai rai lâu khỏi. Vì vậy nếu phát hiện có nốt chai da ở gốc ngón tay út, áp út,phải luyện tập vô thức phục hồi tuyến Yên, ăn uống sạch dinh dưỡng tốt, không nhiễm hóa chất, phải ngừng ngay rượu bia. Tuyến Yênphục hồi thì da tay chân căng mọng, mềm mại, hết chai da.
Tuyến Yên hoạt động chủ yếu bằng Nguyên khí bẩm sinh. Do đó Tây y không can thiệp đầy đủ các hoạt động bí ẩn của tuyến Yên, dù có phương tiện hiện đại bệnh nan y vẫn tăng. Mỗi người tự giác chăm sóc tuyến Yên, không đổ thừa hoàn toàn cho bác sĩ.   
Bệnh suy thoái tuyến Yên, gây nên các rối loạn chuyển hóa chức năng và rối loạn nội tiết tố, là nguyên nhân chính gây nên các bệnh nan y, ung thư,  ngày càng gia tăng. Suy thoái tuyến Yên sẽ trở thành căn bệnh nan y nhất thế kỷ, do hậu quả của ô nhiễm sóng độc hại, xuyên thấu làm hư hại tuyến Yên, có thể gây nên chết người hàng loạt trong tương lai.Dấu hiệu đầu tiên chỉ là nốt chai da nhỏ bé ở gốc ngón tay út. Tuyến Yên suy thoái âm thầm không loại thuốc hoặc máy móc nào kiểm soát được tuyến Yên

 

Vị trí các tuyến Nội tiết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét