Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO



Một trong những cách ít ai biết là mỗi người có thể tự tác động vào huyệt Tam âm giao để đạt được những yêu cầu này

Tam âm giao là một trong số những huyệt vị được sử dụng nhiều nhất trong châm cứu cổ truyền.

Do phạm vi tác dụng rộng và tính tự điều chỉnh cao, đặc biệt là công năng dưỡng Âm và ổn định Thần kinh.

Tam âm giao có thể được tác động hàng ngày như day,bấm huyệt sẽ là một phương pháp dưỡng sinh đơn giản nhưng rất hữu hiệu cho việc tăng cường sức khỏe tích cực.

Có những bài thuốc, món ăn hoặc phương pháp tập luyện đơn giản, dễ thực hiện nhiều khi có thể giúp điều chỉnh một số rối loạn nhất định trong cơ thể.

Luyện Thiền với huyệt Tam âm giao
 Ngồi kiết già: Kiết già còn được gọi là thế hoa sen, là một thế ngồi quen thuộc của các đạo sĩ Yoga, thiền sư, các nhà sư Phật giáo khi tĩnh tọa. Điểm đặc biệt của thế ngồi này là xương mác ở một chân đã tạo nên một sức ép lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao của chân còn lại. Do đó, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt Tam âm giao sẽ liên tục bị kích thích mà không cần động tác day bấm vào huyệt.
Tư thế: Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc ngồi kiết già. Lưng thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được.
Tư thế kiết già (thế hoa sen), đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.
Các đạo sư Yoga cho rằng vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh.
Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp Beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp Alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây.
Nhịp Alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn. Điều nầy có nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh chưa kể đến những cố gắng khác của việc ngồi thiền.
Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận của y học cổ truyền khi biết rằng ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải (huyệt Tam âm giao ở chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân trong khoảng 6cm). Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt Tam âm giao sẽ được kích thích liên tục. Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm:
    Tỳ, Can và Thận nên tác động kích thích này sẽ có tác dụng "thông khí trệ", "sơ tiết vùng hạ tiêu" và điều chỉnh những rối loạn nếu có ở những kinh và tạng có liên quan, đặc biệt là tác dụng "Dưỡng âm kiện Tỳ" và "Sơ Can ích Thận" mà các thầy thuốc châm cứu đều biết khi tác động vào huyệt này.
Những người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, những bệnh nhân "Âm hư hỏa vượng" hay gặp các cơn bốc hỏa về chiều và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hiệu quả khi ngồi vào thế kiết già.   
MỘT SỐ CÔNG NĂNG CƠ BẢN CỦA PHÉP DƯỠNG SINH
Dưỡng âm: Âm huyết là phần vật chất quan trọng tạo thành cơ thể con người. Hơn nữa dương khí có đầy đủ hay không cũng phải nương nhờ âm huyết mà tồn tại. Theo Nội kinh: “Người đến 40 tuổi thì âm khí đã kém đến phân nửa” nên nói khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. Do đó nói đến dưỡng sinh không thể không bàn đến dưỡng âm.
Điều hòa thần kinh: Khoa học đã cho biết trên 50% số tử vong của con người xuất phát từ những bệnh tật do cảm xúc gây ra. Những áp lực, lo toan thường ngày với đủ loại cảm xúc khó chịu và dai dẳng dễ làm cho hệ thần kinh chúng ta căng thẳng, quá tải và suy nhược. Do đó, một phương pháp dưỡng sinh phải có công năng điều chỉnh lại tình trạng rối loạn này, lập lại cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng gây ra.
Tính giải độc và tăng cường chuyển hóa cơ bản: Một phương pháp dưỡng sinh thường đươc sử dụng lâu dài, thậm chí cả đời. Do đó phải bảo đảm độ an toàn cao, ít hoặc không có phản ứng phụ. Hơn nữa còn phải có chức năng thúc đẩy sự chuyển hóa, thanh lọc và bài tiết của cơ thể.
Sau đây, thử đối chiếu các công năng nói trên với những tác dụng căn bản của huyệt Tam âm giao theo y học cổ truyền.

ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT TAM ÂM GIAO

Huyệt Tam âm giao ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá chân khoảng 6,5 cm (đối với người lớn, khổ người trung bình). Có thể xác định vị trí huyệt bằng cách hình dung một tam giác cân ABC. A là đỉnh tam giác cân - là điểm giữa của mắt cá chân trong. BC là cạnh đáy của tam giác. C là góc của gót chân. B chính là huyệt Tam âm giao.
Ngay tên gọi đã cho biết Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm: Thái âm tỳ, Thiếu âm thận và Quyết âm can. Với những phương tiện hiện đại, khi châm vào huyệt Tam âm giao, các nhà khoa học Pháp đã xác định được 3 đường trắng nổi lên từ vị trí huyệt chạy dọc theo chân trùng khớp với vị trí 3 đường kinh Tỳ, Can và Thận của châm cứu cổ truyền.
Theo châm cứu cổ truyền, huyệt có công năng bổ Tỳ Thổ, thông khí trệ, sơ tiết vùng hạ tiêu, điều khí nghịch, khử phong thấp ở kinh lạc, kiện Tỳ hoá thấp, sơ Can ích Thận.

TÁC DỤNG DƯỠNG ÂM CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO

Vì là huyệt hội của ba đường kinh âm, đặc biệt là đường kinh Thận nên tác dụng dưỡng âm của huyệt là điều dễ hiểu. Tác dụng rõ nhất của huyệt là bổ Thận âm. Trên thực tế, khi day ấn liên tục từ 7-10 phút trên huyệt, một số người có khí cảm tốt sẽ cảm nhận được một luồng khí lan tỏa theo 2 chiều, hoặc từ lòng bàn chân và ngón chân cái chạy dọc theo 3 đường kinh đến thận, gan và lách;
Hoặc ngược lại từ những cơ quan này theo đường kinh thoát ra khỏi cơ thể thông qua lòng bàn chân và các đầu ngón chân. Đây chính là quá trình xả trược khí và thu thanh khí thông qua các tỉnh huyệt ở chân. Nếu sự tác động đủ mạnh và kéo dài sẽ có sự lan tỏa khí sang các tổ chức và các kinh lạc khác của cơ thể - mà gần nhất sẽ là các phủ có liên hệ biểu lý với 3 tạng Tỳ, Can, Thận, tức dạ dày, túi mật và bàng quang...

TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA THẦN KINH CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO 



Theo y học cổ truyền, mỗi loại cảm xúc âm tính sẽ làm tổn thương một loại khí nhất định trong cơ thể con người. Chẳng hạn “Ưu thương Tỳ”, “Khủng thương Thận”, “Nộ thương Can”... Tuy nhiên, bất cứ một cảm xúc âm tính nào tác động lâu dài cuối cùng đều ảnh hưởng tới Can khí, dẫn đến Can khí uất, đầu mối của nhiều bệnh tật khác nhau. Tác dụng sơ tiết Can khí làm thư giải khí uất của Tam âm giao sẽ giúp hóa giải trạng thái tâm lý này.
Tầm quan trọng của việc thư giải khí uất đã được ghi nhận từ lâu trong y thư cổ: “Mọi chứng bệnh đều kèm chứng uất, vậy chữa bệnh phải kèm chữa uất”. Điều này càng có ý nghĩa trong xã hội hiện nay, khi con người phải đối phó thường xuyên với nguy cơ stress do môi trường và đời sống công nghiệp gây ra.
Ngoài ra, tác dụng làm êm dịu thần kinh còn do công năng “giáng khí” hoặc “điều khí nghịch” của huyệt. Ở những người đang căng thẳng do tâm lý hoặc đang có cơn “bốc hỏa” do “âm hư hỏa vượng”, tác động vào huyệt Tam âm giao có thể thấy ngay kết quả.

TÁC DỤNG THANH LỌC VÀ TĂNG CƯỜNG CHUYỂN HÓA CƠ BẢN CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO

Theo quan niệm chỉnh thể của y học phương Đông, một tạng hoặc một phủ khi phát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện tương ứng trên đường tuần hành của kinh lạc đi qua nó. Đổi lại, ta có thể thông qua những huyệt vị trên kinh lạc để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý của các tạng phủ bên trong. Can Thận chủ hạ tiêu, Tỳ chủ trung tiêu. Do đó, khi tác động vào huyệt Tam âm giao có thể điều tiết toàn bộ quá trình chuyển hóa, thanh lọc và bài tiết ở khu vực này.
Do 3 đường kinh có các chức năng hầu như tương phản nhau: “Thận chủ bế tàng”, “Can chủ sơ tiết”, “Tỳ chủ vận hóa” nên Tam âm giao là một trong số rất ít huyệt vị châm cứu có đặc tính tự điều chỉnh rất cao giữa âm và dương, giữa bất cập và thái quá, giữa hưng phấn và ức chế đối với các lĩnh vực bệnh lý có liên quan. Chẳng hạn cũng cùng một cách châm vào huyệt Nội quan ở cổ tay có thể làm cho nhịp tim tăng lên khi nhịp tim quá yếu hoặc giảm xuống nếu nhịp tim quá nhanh.
Cũng tương tự vậy đối với huyệt Tam âm giao, với cùng một cách tác động huyệt có thể điều chỉnh những rối loạn có vẻ như hoàn toàn đối nghịch nhau như bế kinh, rong kinh, đau bụng kinh, băng huyết. Chính vì hiệu quả và phạm vi tác dụng rộng của huyệt nên người xưa đã chọn Tam âm giao là một trong 6 Tổng huyệt được sử dụng rộng rãi nhất trong châm cứu. Lục Tổng huyệt và các khu vực điều chỉnh liên hệ đã được tổng hợp thành bài vè: “Đổ phúc Tam lý lưu, Yêu bối Uỷ trung cầu, Đầu hạn tầm Liệt khuyết, Diện khẩu Hợp cốc thâu, Tâm hung thủ Nội quan, Tiểu phúc Tam âm mưu”.

CÁCH TÁC ĐỘNG VÀO HUYỆT

Bấm huyệt: Ngồi dưới đất hoặc trên nệm, trên ván, hai tay gấp lại vừa tầm để 2 bàn tay có thể nắm lấy cổ chân một cách thoải mái. Mỗi bàn tay tác động vào huyệt Tam âm giao cùng bên. Xác định huyệt Tam âm giao ở khoảng 6,5 cm trên mắt cá chân trong, phía sau xương chày. Dùng 4 ngón tay còn lại bao lấy phía ngoài cổ chân sao cho đầu ngón cái chạm đúng vào huyệt. Dùng lực vừa phải day thành vòng tròn trên huyệt liên tục từ 7 đến 10 phút. Nửa chừng cảm thấy mỏi tay có thể ngừng day, nhưng tay vẫn tiếp tục đặt trên huyệt, sau đó day tiếp cho đến khi đủ thời gian đã định. Mỗi ngày có thể thực hành một lần.
Ngồi kiết già: Kiết già còn được gọi là thế hoa sen, là một thế ngồi quen thuộc của các đạo sĩ Yoga, thiền sư, các nhà sư Phật giáo khi tĩnh tọa. Điểm đặc biệt của thế ngồi này là xương mác ở một chân đã tạo nên một sức ép lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao của chân còn lại. Do đó, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt Tam âm giao sẽ liên tục bị kích thích mà không cần động tác day bấm vào huyệt.
Những thí nghiệm khoa học về Yoga đã cho biết, chỉ cần ngồi vào tư thế kiết già, sóng não của một người đang căng thẳng có nhịp Beta khoảng 20 chu kỳ/giây sẽ giảm xuống nhịp Alpha chỉ còn 8 chu kỳ/giây (là sóng não bình thường của người đang minh mẫn, tâm lý ổn định). Điều này có nghĩa tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh mà chưa cần đến những cố gắng khác của việc ngồi thiền.
Kết quả trên đã củng cố thêm cho lý luận về sơ tiết Can khí để để ổn định thần kinh của huyệt Tam âm giao. Ngoài ra, nếu ngồi kiết già để tĩnh tọa sẽ càng có thêm hiệu quả dưỡng âm theo quy luật “Thần tĩnh tất âm sinh”. Theo khoa học, khi ta căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Hai yếu tố này đã làm cơ thể tiêu phí nhiều năng lượng một cách vô ích. Đổi lại, nếu ta thư giãn hoặc nhập tĩnh thì điều ngược lại sẽ diễn ra: đó là tích lũy năng lượng. Đây chính là quá trình sinh âm và dưỡng âm, hoặc nói cách khác là “Thần tĩnh tất âm sinh”.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Theo y thư cổ, cấm châm hoặc bấm mạnh vào huyệt Tam âm giao đối với các sản phụ. Với phụ nữ, huyệt Tam âm giao có liên quan chặt chẽ với vùng tử cung. Do đó những kích thích mạnh vào huyệt có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, nhất là đối với những trường hợp có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non.
HỆ THỐNG KINH MẠCH
Theo Đông y, cơ thể người gồm: Lục phủ,ngũ tạng, kinh lạc, gân, cơ, xương khớp.
Lục phủ gồm: Vị , Đởm , Tiểu trường, Đại trường, Tam tiêu, Bàng quang.
Ngũ tạng gồm :Can , Tỳ , Phế , Thận , Tâm ( phụ là Tâm bào ). Vị trí đầu 12 đường kinh lục phủ ngũ tạng nằm ở gốc móng chân, gốc móng tay, và điểm Trường sinh ( điểm phản xạ tuyến yên ở giữa ngón chân cái, phía chạm đất ), là những vị trí đặc biệt nhất liên quan toàn bộ cơ thể. Bài luyện tập Vô thức tác động Năng lượng sinh học (NLSH) trực tiếp vào 12 đầu kinh mạch chính, và tuyến yên, đã khai thông sức mạnh vô thức toàn cơ thể, và thải nhiễm trược, đem lại hiệu quả trị liệu mạnh mẽ hơn các giải pháp chữa bệnh trên huyệt đạo, luân xa.
Phương pháp tác động kinh mạch :
 
1.Bắt mạch bệnh :
 là khâu quan trọng. Trước khi phát bệnh cơ thể có báo hiệu trước vài tháng, vài năm, nếu sử lý sớm thì không phát bệnh. Cách phát hiện: Nắn bóp ngón tay chân, để ý chố nào đau, dù là hơi đau thì ấn sâu vào thấy đau, hoặc rung nháy trong người, đó là vị trí kinh mạch bị suy yếu.
- Ấn nắn cơ khớp thấy điểm đau, đó là huyệt lạc báo bệnh.
- Vết chai da ở gốc ngón tay, chân ( mà không do lao động ) báo hiệu vị trí kinh mạch đang suy yếu. Vết chai da ở gốc ngón tay út, biểu hiện kinh Tâm, kinh đứng đầu các tạng phủ bị suy yếu, báo động suy tuyến yên, nội tiết tố, bệnh nan y, tổn thọ…
Với cách bắt mạch chính xác này, người tập tự theo dõi và quản lý sức khỏe hàng ngày
2. Khi bắt được mạch bệnh, thì chữa thẳng vào nơi đau :
- Nắn bóp đầu Kinh mạch bệnh, từ 100  lần, rồi đặt ngón tay cái vào vị trí đầu kinh mạch, thời gian tùy ý, đến khi trược khí không bốc thoát (khoảng 20 -30 phút). Chỉ thư giãn và chạm tay để NLSH tự vận hành ra vào, không day, bấm, châm, ấn, không dùng ý nghĩ điều khiển năng lượng sẽ kém thải trược.
-  Đặt ngón tay cái vào chỗ chai da, huyệt đau, vùng đau, 30 phút hoặc hơn, đợi hết đau.
- Ấp bàn tay  lên lòng bàn chân, tác động các vùng phản xạ  liên quan  toàn cơ thể ( xem  hình  vùng phản xạ bàn chân ).
Đây là cách bảo vệ sức khỏe kịp thời nhất, tác dụng mạnh mẽ toàn bộ cơ thể, tuyệt trừ tận gốc bệnh, vĩnh viễn thoát khỏi bệnh tật, tươi trẻ lại, đạt trường thọ.
Người  đã giải nhiễm trược, đạt năng lượng thanh tịnh cao cấp, sẽ tự mình chữa khỏi các bệnh khó,  dù các thầy không chữa được. Nếu bệnh lâu khỏi do nghiệp lực, cần nỗ lực luyện tập sẽ khỏi hết. Nên hạn chế thầy chữa đặt tay vào người, hoặc mát xa, sẽ làm tăng nhiễm trược và giảm năng lượng thanh tịnh của bạn. Người bệnh đang uống thuốc thì tiếp tục, bệnh đỡ thì giảm thuốc từ từ. Người ung thư chú ý phục hồi kinh Can, Tâm, Phế, Tỳ, tuyến yên. Phục hồi kinh mạch là cơ hội chiến thắng bệnh nan y dành lại sự sống, là phương pháp mới hiệu quả cao, chỉ dùng với người đang luyện tập Vô thức . Người không luyện tập vô thức dùng không có hiệu quả.

Sơ đồ vị trí đầu 12 đường kinh âm dương
chính liên quan toàn cơ thể:


Sáu đường kinh lạc dưới móng chân:
1. Kinh Tỳ (- ): Chủ về chuyển hóa thức ăn sinh tạo khí huyết. Liên quan các bệnh tiêu hóa ở lá lách, tụy, dạ dày, đường ruột, nôn. Đau dọc đường kinh. Liên hệ Kinh vị, kinh tâm.
2. Kinh Can (-): Chủ về tiêu hóa, bài tiết độc tố, cung cấp máu huyết, thúc đẩy hoạt động khí. Liên quan bệnh tiêu hóa, máu huyết, gan, mật, sinh dục, tiết niệu, ung thư, viêm sưng, táo. Đau dọc đường kinh. Liên hệ Kinh Đởm ,Vị
3. Kinh Vị (+):Chủ về tiêu hóa, chứa và nghiền nát thức ăn. Liên quan các bệnh tiêu hóa, dạ dày, bệnh ở Mặt, mắt, tai, răng, họng, đầu. Đau dọc đường kinh. Liên hệ kinh Tiểu trường, Đại trường, Tỳ.
4. Kinh Đởm (+) : Tạo tinh chất mật. Liên quan bệnh tiêu hóa, mật, bệnh ở Đầu, thái dương , tứ chi , sườn, dũng khí bản lĩnh con người. Đau dọc đường kinh. Liên hệ Can
5. Kinh Bàng quang (+): Chủ về bài tiết nước tiểu. Liên quan bệnh tiểu tiện, bệnh Đầu, gáy, lưng , cột sống, tạng phủ, mắt , mũi. Đau dọc đường kinh. Liên hệ Thận, não .
6. Kinh Thận (-): Chủ về bài tiết, sinh dục, chủ cốt tủy, sinh tạo tủy não xương. Liên quan bệnh ở Sinh dục, tiết niệu, mắt, não, tủy, trí thông minh. Đau dọc đường kinh. Liên hệ Kinh Phế , Can, Bàng quang,Tâm

Sáu đường kinh lạc dưới móng tay:
1. Kinh Phế (- ): Chủ hô hấp, và khí . Liên quan các bệnh ở ngực, phổi, họng, khí quản, thanh quản. Đau dọc đường kinh. Liên hệ Kinh Đại trường, Vị
2. Kinh Đại trường(+): Chủ về bài tiết các chất cặn bã. Liên quan các bệnh ở ruột già, ở Tai mũi, họng, răng, đầu, gáy, bài tiết. Đau dọc đường kinh. Liên hệ Kinh Phế
3. Kinh Tâm bào (- ): Phụ kinh Tâm, bao bọc bảo vệ Tâm. Liên quan bệnh ở Tim, ngực, thần kinh, dạ dày. Đau dọc đường kinh. Liên hệ Kinh Tam tiêu
4. Kinh Tam tiêu (+ ): Phủ bảo vệ phía ngoài các tạng phủ. Gồm các vùng Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu. Liên quan bệnh ở Tim, ngực, tai. Đau đường kinh. Liên hệ Tâm bào
5. Kinh Tâm (- ): Đứng đầu các tạng phủ, chủ về tinh thần, chủ huyết mạch. Liên quan Tim, ngực, thần kinh, huyết áp, khát, ung thư. Đau dọc đường kinh.Liên hệ Tiểu trường.
6. Kinh Tiểu trường (+ ): Chủ về tiêu hóa, hấp thụ tinh chất thức ăn. Liên quan các bệnh ở ruột non, tiêu hóa, bệnh ở mặt, đầu, gáy, ngũ quan, vai, . Liên hệ Kinh Tâm.
Kinh mạch con người:
1. Thần khuyết: Rốn, thuộc tuyến Tụy. Sinh lực cơ thể.
2. Trung cực: (nam) hoặc Quan nguyên, (nữ). Thuộc tuyến nội tiết Sinh dục
3. Trường cường: Mỏm đốt sống cụt. Sinh lực cơ thể.
4. Mệnh môn: Đốt sống 13, ngang rốn sang. Tiêu hóa, bài tiết, sinh lực, chuyển khí xuống chân.
5. Dương cương: Đốt sống ngang đỉnh thận, tuyến thượng thận.
6. Linh đài: Đốt sống ngang tim. hoạt động Tim, cảm xúc cao thượng.
7. Đại chuỳ: Dưới đốt sống cổ. Tuyến hô hấp, thở
8. Ngọc chẩm: Vùng gáy. Tuyến nội tiết tiểu não, tuỷ
9. Bách hội: Đỉnh đầu. Tuyến Tùng. Sinh lực dương
10. Thái dương: Hõm thái dương. Giảm căng thẳng.
11. Thần đình: trước trán. Thuộc tuyến nội tiết: Dưới đồi
12. Ấn đường: Giữa hai lông mày. Thuộc tuyến Yên
13. Sơn căn: Sống mũi giữa hai mắt.
14. Nhân trung: Hõm dưới mũi. Sinh lực
15. Thuỷ đột: Dưới yết hầu. Tuyến giáp và cận giáp.
16. Thiên đột: Giữa hõm ức. Tuyến giáp và cận giáp.
17. Đản trung: Hõm giữa hai đầu vú. Tuyến ức
18. Trung quản: Giứa ức và rốn. Tuyến tuỵ.
19. Độc tỵ: hõm dưới ngoài xương bánh chè. Sinh lực
20. Uỷ trung: Hõm giữa khoeo chân. Sinh lực
21. Túc tam lý: Hõm dưới xương bánh chè phía ngoài 2 thốn. Tổng huyệt vùng trung tiêu chuyển khí xuống chân.
22. Dũng tuyền: Hõm 1/3 gan bàn chân. Thận. Sinh lực
23. Tam âm giao: Trên mắt cá trong 3 thốn.Tổng huyệt vùng hạ tiêu, chuyển khí xuống chân..
24. Lao cung: Hõm giữa lòng bàn tay.Sinh lực
25. Hội âm : Giữa hậu môn và sinh dục.Sinh lưc âm



TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA THẦN KINH CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO

alt













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét